Tìm hiểu về tiêu chuẩn đèn led chống cháy nổ?
Hiện nay, trên thế giới tồn tại nhiều tiêu chuẩn chống cháy nổ. Tùy vào quốc gia mà sẽ có một tiêu chuẩn riêng biệt như: tiêu chuẩn Mỹ, chuẩn Châu âu, tiêu chuẩn Canada vv… Đối với thiết bị thường xuyên hoạt động trong các môi trường đặc trưng dễ sinh ra cháy nổ như: nhiệt độ cao, khí gas, môi trường yếm khí vv… cần được thiết kế các thiết bị theo những tiêu chuẩn nhất định về phòng chống cháy nổ.
Hầu hết các thiết bị đèn led chống cháy nổ được sử dụng trong chiếu sáng công nghiệp tại các khu vực như: dầu khí, hóa chất, điện, hầm mỏ vv… đều có những tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ riêng. Làm sao để nắm được các thông số kỹ thuật ghi trên nhãn của các thiết bị đèn led chống cháy nổ? Cách đọc các nhãn đèn led chống cháy nổ như thế nào chính xác nhất ? chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn cách đọc các nhãn của một số tiêu chuẩn thông dụng hiện nay như: ATEX, IECEx, EX gồm:
1. Quy định về các khu vực nguy hiểm trong tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ
Các thiết bị trong môi trường dễ cháy nổ được chia ra làm 2 nhóm:
- Nhóm I: Sử dụng cho các ứng dụng trong hầm mỏ dưới lòng đất
- Nhóm II: Sử dụng cho các ứng dụng trên mặt đất
Môi trường chống cháy nổ được chia ra làm hai nhóm chính:
- Nhóm khí gas (GAS) – G
- Nhóm bụi (DUST) – D
Như vậy, chúng ta nhận thấy, phụ thuộc vào môi trường làm việc là khí gas hay khí bụi mà sẽ có các vùng nguy hiểm liên quan đến cháy nổ khác nhau.
Các tiêu chuẩn chống cháy nổ đang sử dụng hiện nay có những vùng nguy hiểm như hình trên. Tùy thuộc ứng dụng trên thực tế cho môi trường nào mà chúng ta có thể chọn một thiết bị có tiêu chuẩn phù hợp.
2. Cách đọc các nhãn của tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ phổ biến hiện nay:
Các tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ sử dụng trong công nghiệp hiện nay có điểm giống nhau. Trên thân thiết bị có các nhãn chỉ thị chống cháy nổ với thông số nhất định. Việc xác định đúng đắn các nhãn và đọc hiểu chính xác các thông số nhãn là đặc biệt quan trọng.
Chỉ dẫn ATEX
Chỉ dẫn ATEX được dùng phổ biến tại châu Âu. Trong nhãn này, hiện nay sử dụng phổ biến hai loại chính là ATEX 95 và ATEX 137.
- ATEX 95 là chỉ dẫn ATEX trên thiết bị: dành cho nhà sản xuất để chỉ đến các thiết bị sử dụng trong khí quyển dễ gây nổ.
- ATEX 137 là chỉ dẫn ATEX trong khu vực làm việc: quy định cho người sử dụng các thiết bị dễ dẫn đến các vấn đề sức khỏe và an toàn lao động phát sinh từ khí quyển dễ gây ra cháy nổ.
Theo hình ảnh này,ta thấy một nhãn ATEX thường thấy trên thiết bị sử dụng trong công nghiệp. Nó có ý nghĩa như sau:
- Thiết bị đạt tiêu chuẩn phòng chống cháy nổ ATEX 95
- Nhóm II: thiết bị được hoạt động trên mặt đất
- Mục 3: thiết bị được sử dụng cho vùng 2 và 22
- Vùng 2: là vùng môi trường làm việc khí với chất gây cháy nổ xuất hiện trong thời gian ngắn
- Vùng 22: Là vung môi trường làm việc bụi với chất gây cháy nổ xuất hiện trong thời gian ngắn
- Mức độ bảo vệ: tăng cường an toàn
- Giới hạn nhiệt độ bề mặt tối đa: 135 độ C
- Chuẩn bảo vệ: IP67 – kín bụi, ngâm trong nước tạm thời
Chuẩn bảo vệ IP có thể tham khảo ở hình trên. Riêng đối với IP68 thì các thiết bị có thể chống bụi xâm nhập, có thể ngâm liên tục trong nước.
- Chỉ dẫn CE
Nhãn CE là nhãn bắt buộc phải có trên hàng hóa khi muốn đưa vào thị trường châu Âu. Nhãn CE này chú trọng đến vấn đề an toàn cho người sử dụng hơn là chất lượng sản phẩm. bởi vậy, nhãn này phổ biến trong các thiết bị công nghiệp cũng như các thiết bị dân dụng. Để biết thêm chi tiết về tiêu chuẩn chống cháy nổ cũng như các loại đèn chống cháy nổ, vui lòng truy cập https://hasoco.vn/ hoặc gọi hotline số: 0962.751.925 để được tư vấn tận tình